Vòng đời của ve chó – Để biết cách phòng và trị ve

Có nhiều loại ve, bọ chét ký sinh trên các loài động vật. Bài viết này trình bày thu gọn về vòng đời, tập tính của ve, bọ chét trên chó để giúp các bạn phòng và tránh trên chó nhà mình nha. Continue reading “Vòng đời của ve chó – Để biết cách phòng và trị ve”

Tại sao chó đã tiêm vaccine mà vẫn bị chết ?

Chào ACE,

Rất nhiều khách hàng hỏi tôi về cách điều trị bệnh Care và các bệnh truyền nhiễm trên chó. Có người chữa được, có người không! Câu hỏi cuối cùng đặt ra là: Tại sao chó đã chích ngừa (tiêm vaccin) rồi mà vẫn bệnh?

Tôi tóm gọn trả lời như sau:

Trong điều kiện: Bảo quản vaccin tốt, thao tác đúng, đúng quy trình chủng ngừa thì vẫn còn 2 vấn đề khách quản: Continue reading “Tại sao chó đã tiêm vaccine mà vẫn bị chết ?”

Phối trộn khẩu phần ăn cho chó tại nhà – Làm sao đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng?

Hướng dẫn làm thức ăn cho chó tại nhà: Bạn không cần phải có bảng tính hay bằng cấp về dinh dưỡng để tạo một khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó nhà Continue reading “Phối trộn khẩu phần ăn cho chó tại nhà – Làm sao đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng?”

Chế biến thức ăn cho chó từ đầu cổ gà (toàn tập)

Chào các bạn,

Có bạn đã từng dùng đầu cổ gà làm thức ăn cho chó, cũng có bạn mới lần đầu sử dụng. Chế biến đầu cổ gà không có gì khó khăn, nhưng Thịnh Hưng sẽ chỉ cho các bạn một số mẹo và giải đáp những thắc mắc thường gặp

1- Bảo quản

Mời các annh chị em xem bài Hướng dẫn bảo quản đầu cổ gà và xương thịt gà tươi trong ngăn đá tủ lạnh. Xin tóm tắt: 1/(Ngăn đá ít chỗ)Chia nhỏ bọc đầu cổ gà ra để dễ đông đá ; 2/(Ngăn đá dư chỗ) Để nguyên bao thì chèn nước đá/bọc nước đá để tạo khe hở.

2- Chế biến nấu nướng

2.1– Cách thường dùng là luộc. Nếu ACE luộc vài cái đầu cổ thì … tùy. Còn nếu ACE luộc đầy 1 nồi thì ACE nhớ tỉ lệ nước này: Cho đầu cổ gà vô nồi, đổ nước vô khoảng 1/3 thôi. Nếu đổ ngập nước thì hao lửa, phần nước thừa nếu chó dùng không hết, phải đổ bỏ. Nếu không đổ nước, nước thiệt ít thì lâu chín & dễ dính nồi.

2.2 Chiên với chảo không dính. Cách này thích hợp cho làm với số lượng ít (số lượng nhiều thì làm cực lắm!) Cho đầu cổ gà vào chảo, không cần phải bỏ dầu, tự mỡ chảy ra. Cách này có cái hay là: Thơm ; mỡ chảy ra nhiều hơn so với luộc; bảo quản thức ăn chín lâu hơn (vì nhiệt độ sôi của dầu cao hơn nước)

Với 2 cách trên, ACE có thể nấu chín sẵn, chia nhỏ ra từng gói, bảo quản thức ăn chín trong ngăn mát. Tiếp theo là chế biến đầu cổ gà kèm với các thực liệu khác:

2.3 Đầu cổ gà hầm rau củ ( << ACE xem bài viết này Nguyên liệu gồm: đầu cổ gà lột da, bí đỏ, khoai tây, carot). Thịnh Hưng thì không thích dùng khoai tây, carot vì giá cao so với những nguyên liệu khác và năng lượng không cao.

Món đầu cổ gà hầm là cách Thịnh Hưng khoái làm nhất: Tiện, tiết kiệm được nước luộc. Hãy đổ nước vào theo tỉ lệ chừng 1/3, tọng vào những thứ mà bạn có ( gạo, bí, khoai… Nhưng đừng bỏ hành, ớt, tỏi tiêu nhé). Nấu chó lửa, đậy kín nắp cho mọi thứ chín mềm. Món này, chó nhỏ ăn rất tốt, xương cổ đã mềm, nay mềm mụp, giàu canxi nữa)

Đó là 3 cách tuyệt nhất mà Thịnh Hưng biết!

PS: Tất cả những ý trên đều từ trong quá trình làm… trật lất, sai sót hư hao. Chữ có ít nhưng mong là các bạn sẽ dễ dàng trong chế biến thức ăn tại nhà cho cún. Làm sao dễ nhất, nhanh nhất và rẻ nhất!

—————————————-

2.4  Đầu cổ gà nấu với nội tạng (<< Click vào để xem toàn bài)

Đây là thực đơn hướng dẫn cách tự chế biến thức ăn bổ dưỡng cho mèo, được đề xuất trong quyển Guide to Cat Care của tác giả Steve Bruno, NXB DK năm 2001. Các bạn có thể thao khảo để thêm một thực đơn chế biến thức ăn cho chó bằng so sánh trọng lượng của chó nhà mình (so với mèo) mà tăng khối lượng thức ăn lên.

Thực đơn hướng dẫn cách tự chế biến thức ăn bổ dưỡng cho chó mèo

Đây là thực đơn hướng dẫn cách tự chế biến thức ăn bổ dưỡng cho mèo, được đề xuất trong quyển Guide to Cat Care của tác giả Steve Bruno, NXB DK năm 2001. Các bạn có thể thao khảo để thêm một thực đơn chế biến thức ăn cho chó bằng so sánh trọng lượng của chó nhà mình (so với mèo) mà tăng khối lượng thức ăn lên. Mọi trao đổi thắc mắc, vui lòng comment tại blog hoặc tại facebook

Nguyên liệu:

3 chén nhỏ thịt xay nấu vừa chín (thịt bò, gà …)
1 chén nhỏ phủ tạng (tim, gan, cật, phổi …) nấu sơ
2 cái cổ gà để sống xay hoặc băm nhuyễn
1 chén cơm
1/2 chén rau nấu chín (bông cải xanh, cà rốt, bí, đậu Hà lan hạt …)
1 cái trứng sống
1 thìa dầu ôliu hay dầu ăn

Chế biến:
Trộn đều các nguyên liệu với nhau rồi chia ra từng suất ăn riêng, cho vào các hộp hay túi nhựa.

Trung bình 1 phần nguyên liệu như vậy là đủ làm ra 6 chén thức ăn, cho một bé mèo trung bình xơi trong 5, 6 ngày, mỗi chén chứa 250-300 kcal

Những suất ăn chưa dùng tới có thể bỏ vào tủ đông nhưng không nên rã đông bằng lò vi sóng. Cho thức ăn cần rã đông vào túi nhựa (tốt nhất là túi zipper) rồi ngâm vào nước nóng (không phải nước sôi) khoảng 10 phút là được.

Ghi chú của người dịch
Mình nghĩ nên dùng gan hoặc tim bò (giá chỉ khoảng 40k/1kg thôi) mà nhiều chất bổ; cật thì đắt quá, không nên nghĩ tới; phổi không làm sạch thì nhầy nhớt kinh lắm.
Cổ gà nên lột bỏ da đi thì mới xay hoặc băm nhỏ được, vả lại hình như chó mèo không thích ăn da.

Túi zipper có thể mua ở các hàng chuyên bán túi nhựa, giá khoảng < 40k/kg. Loại túi này bằng nhựa PE an toàn, có 2 khe cứng trên 2 bên mép giúp khép chặt hoàn toàn miệng túi nên không thấm nước.

Chúc các bé ngon miệng và các bạn có đủ thời gian để làm thức ăn cho chúng

Ghi chú của Blog:

Phổi heo nếu mua loại tươi thì không hề nhớt,

Cổ gà để nguyên da vẫn xay hoặc băm nhỏ được. Chẳng qua sợ nhiều chất béo, chó mèo ăn bị béo phì thôi

Gan bò thì không rõ, chứ tim bò bây giờ không có giá 40k/kg

Xem thêm: Đầu cổ gà hầm rau củ – Hướng dẫn chế biến thức ăn dinh dưỡng tại nhà cho cún cưng

 

Làm sao để biết chó của mình có bị dị ứng thức ăn không? (P2)

Phần 1: Dị ứng thực phẩm và nhạy cảm thức ăn trên chó mèo là gì? và Nguyên nhân bị dị ứng thức ăn

Làm sao để biết chó của mình có bị dị ứng thức ăn không?

Để chẩn đoán chính xác chó có bị dị ứng thực phẩm hay không là việc khá khó. Những triệu chứng phổ biến nhất thường thấy ở các ca dị ứng thực phẩm là hệ thống tiêu hoá bị tổn thương hoặc da sưng tấy. Một số trường hợp còn bị ngứa và tuy ít gặp nhưng có xuất hiện những triệu chứng về đường ruột. Tổn thương da ở chó bị dị ứng thường xuất hiện trên các vùng mặt, bàn chân và tai.

Các triệu chứng bị dị ứng thực phẩm thường bị lầm với triệu chứng của các bệnh về da chẳng hạn như bị ve cắn, bị viêm da thường hay viêm da cơ địa (atopy). Đối với những chú chó bị viêm nhiễm ngoài tai mãn tính hay tái đi tái lại cũng cần phải được kiểm tra xem có bị dị ứng với thực phẩm hay không.

Nếu chó của bạn bị nôn ói thường xuyên, đi tiêu chảy, da bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy, hoặc lông xác xơ, rụng lông, thì có thể chú bị dị ứng thực phẩm đấy. Bạn có thể để ý một số biểu hiện đặc biệt sau:

Nôn mửa hoặc đi tiêu chảy

Đầy hơi trướng bụng

Gãi liên tục hoặc bị rụng lông

Da nổi mẩn đỏ, phồng rộp

Tai ngứa thường xuyên, mãn tính

Chó con bị còi

Ho, khò khè hay hắt hơi nhiều

QUAN TRỌNG: Một số triệu chứng của dị ứng thực phẩm cũng khá giống với triệu chứng của một số bệnh khác, do đó để chắc chắn rằng chó của bạn bị dị ứng thực phẩm thì khi thấy những triệu chứng nêu trên xuất hiện, hãy nghe thêm tư vấn của bác sĩ thú y.

Chữa trị: Tầm quan trọng của chất dinh dưỡng

Dị ứng thực phẩm hay nhạy cảm với thực phẩm (do cơ địa không chịu được loại thức ăn nào đó) có thể kéo dài suốt đời của chú chó. Mục tiêu chính trong việc kiểm soát và hạn chế tác động của những phản ứng cơ thể khi bị dị ứng thực phẩm là tìm ra và tránh dùng những thực phẩm nào gây dị ứng cho chó. Nếu chú cún của bạn bị dị ứng thực phẩm, thì việc cho ăn đúng thực phẩm và đúng cách lại càng đóng vai trò quan trọng.

Thử nghiệm bằng phương pháp loại trừ – có nghĩa là thử loại bỏ một số thành phần thức ăn trong bữa ăn mà bạn thường cho cún ăn – là phương pháp thiết thực nhất để chẩn đoán xem chú cún của bạn có bị dị ứng thực phẩm không. Thực phẩm cho cún cưng cần phải được duy trì sự cân bằng dinh dưỡng và chứa càng ít thành phần, càng ít chất phụ gia càng tốt. Bạn hãy để ý loại bỏ triệt để tất cả những đầu mối mà chú cún có thể tiếp xúc với những thực phẩm mà bạn đang tiến hành cô lập để loại trừ (trong quá trình tìm ra và xác định chất gây dị ứng) , từ thức ăn trên bàn ăn của người, đến thức ăn cho cún, đồ gặm, thức ăn để thưởng/dụ cho cún, snacks,…

Nếu phát hiện thấy chú cún của bạn bị dị ứng với một loại thịt nào đó, hãy thay vào đó bằng một nguồn protein khác, mới, chẳng hạn như: trứng, vịt, đầu gà, hay cá. Nếu chú cún cũng không hợp được với những loại thức ăn này thì có thể nó bị dị ứng với tất cả các thức ăn có chứa đạm, do đó bạn cần tìm một nguồn đạm đã được phân hoá (broken protein). Để chắc ăn nhất, hãy đến hỏi và nhờ bác sĩ thú y tư vấn thêm về việc lựa chọn khẩu phần ăn hợp lý cho cún cưng để tránh bị dị ứng thực phẩm.

Những câu hỏi có thể hỏi chuyên gia dinh dưỡng khi chó của bạn bị dị ứng thực phẩm:

  1. Đối với bệnh dị ứng thực phẩm của chú chó tôi nuôi thì tôi cần phải tránh không cho nó ăn những thực phẩm nào?

Hỏi thêm là thức ăn cho người có gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của chó không.

  1. Theo chuyên gia dinh dưỡng thì khẩu phần ăn thích hợp của chú chó nhà tôi bao gồm những gì?

Hỏi thêm: Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho chó? Với khẩu phần ăn được tư vấn cho thì cho ăn bao lâu một lần? Hỏi chuyên gia dinh dưỡng nên chọn loại thức ăn nào làm thức ăn để thưởng cho chó (khi nó ngoan)

  1. Nếu thay đổi khẩu phần ăn thì bao lâu sức khoẻ của chó mới trở lại bình thường?
  2. Bác sĩ có thể cho tôi thêm tài liệu tham khảo (viết tay hay tờ rơi) về dị ứng thực phẩm ở chó không?
  3. Cách nào tiện nhất để liên lạc với bác sĩ? Email hay điện thoại hay đến bệnh viện gặp trực tiếp khi tôi cần được tư vấn?

Biên dịch và biên tập bởi Thịnh Hưng

Nguồn: http://www.hillspet.com

Đầu cổ gà hầm rau củ – Hướng dẫn chế biến thức ăn dinh dưỡng tại nhà cho cún cưng

Đây là bài viết Blog xem ở lamchame, lấy về cho ACE tham khảo –  Cổ gà hầm – Món khoái khẩu của cún cưng
Hi các bạn, dựa theo kinh nghiệm cá nhân đã nuôi chó từ khá lâu, hôm nay em xin phép được chia sẻ 1 món ăn mà đàn cún nhà mình rất thích và chén rất nhiều đó là món cổ gà hầm.

Nguyên liệu cho món này như sau:

Cổ gà lột da, bỏ mỡ
dau co ga, dau co ga lot da, dau co ga tuoi dau co ga, dau co ga lot da, dau co ga tuoi

Bí đỏ, carot, khoai tây

dau co ga, dau co ga lot da, dau co ga tuoi dau co ga, dau co ga lot da, dau co ga tuoi

Cho thêm ít bột nêm

dau co ga, dau co ga lot da, dau co ga tuoi  

Thành quả:

dau co ga, dau co ga lot da, dau co ga tuoi dau co ga, dau co ga lot da, dau co ga tuoi

Nguồn: Blog sưu tầm bên lamchame.com

Năng lượng dự trữ của chó sơ sinh – Chăm sóc chó sơ sinh

Blog chamsocchocung: Chào các bạn, hôm nay lục trong máy tính thì thấy bài này. Đây là bài học ngày trước mình học về Cơ thể vật nuôi. Nếu bạn nào muốn biết về sự dữ trữ và giải phóng năng lượng ở chó sơ sinh thì bài viết này cung cấp khá đầy đủ cho các bạn tìm hiểu. Bài viết dài, mang nhiều thuật ngữ chuyên ngành, có thể sẽ hơi khó hiểu với người ngoài ngành, nhưng bài viết này sẽ trả lời cho chúng ta rất nhiều câu hỏi tại sao?

– Tại sao phải ủ ấm chó mới đẻ

– Tại sao phải cho chó mới đẻ bú sữa mẹ ngay?

– Tại sao chó con lại run khi bị lạnh?

…. Và nhiều câu hỏi khác!

Vài dòng chia sẻ với các bạn đọc Blog chamsocthucung. Xin cảm ơn đã đọc!

Hai nguồn năng lượng chính vào lúc sanh và ngay sau khi sanh là năng lượng dự trữ trong cơ thể và năng lượng từ sữa đầu. Lần bú đầu tiên thường xảy ra lúc 20 – 30 phút sau khi sanh.

Chó sơ sinh đòi hỏi được cung năng lượng lập tức ngay sau khi sinh vì giảm glucose huyết và đói là nguyên nhân chủ yếu gây chết ở chó sơ sinh. Bởi vì có sự khởi động nhanh của tiến trình tạo sữa trong 2 ngày cuối của thai kỳ, bất kỳ những bất thường trong thời điểm tạo sữa đều nguy hiểm cho chó sơ sinh (chẳng hạn chứng viêm tử cung, viêm vú và mất sữa).

1 Protein dự trữ

Ở chó sơ sinh, năng lượng dự trữ cơ bản xuất phát từ protein, kế đến là carbohydrate (glycogen) và sau cùng là mỡ. Tuy nhiên tốc độ thoái biến protein xảy ra chậm (chỉ cung cấp 3 – 7% của lượng nhiệt sản xuất lúc đói).

2  Glycogen dự trữ

Glycogen là nguồn cung năng lượng chính, chiếm 60 – 70% năng lượng trong số năng lượng có sẵn lúc sinh để sử dụng. Lượng glycogen dự trữ khoảng 30 – 38 g/kg trọng lượng, trong đó quan trọng là glycogen ở gan và cơ xương. Hàm lượng glycogen trong gan chiếm 14 – 16% trọng lượng gan và trong cơ xương chiếm 7 – 9% trọng lượng cơ xương.

Vài nghiên cứu cho thấy có sự giảm nhanh của glycogen trong gan và cơ ngay sau khi sanh. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường bình thường vào lúc sanh, 75% glycogen của gan và 41% glycogen của cơ được sử dụng trong vòng 12 giờ sau khi sanh. Nếu chó sơ sinh gặp lạnh, tốc độ mất glycogen ở hai bộ phận này xảy ra nhanh hơn. Glycogen gan là nguồn năng lượng có thể được sử dụng ngay sau khi sanh và còn dùng để đối phó với tình trạng đói. Glycogen cơ là nguồn năng lượng quan trọng trong điều hòa thân nhiệt (bằng cách run cơ) và vận động.

Chó sơ sinh không được bú đủ sữa sẽ xuất hiện triệu chứng thiếu glucose huyết trong vòng 24 giờ sau khi đẻ. Dự trữ glycogen ở gan có thể nhiều nhưng khả năng tân tạo đường bị giới hạn nếu thú không được tự do bú sữa. Thật ra, chó sơ sinh có khả năng tân tạo đường như chó trưởng thành, nhưng có lẽ vài yếu tố nào đó trong sữa đầu hoặc sữa thường cần cho hoạt động tân tạo đường của chó sơ sinh, chẳng hạn các acid béo hoặc cơ chất cần cho tân tạo đường.

Hàm lượng glucose trong máu chó sơ sinh bình thường ở khoảng 3 mM (54 mg%). Chó được xem là giảm glucose huyết khi hàm lượng glucose huyết còn 2,27 mM (48,6 mg%).

Khi được nuôi ở nhiệt độ môi trường 32 – 380C, chó sơ sinh bị đói đã phát triển tình trạng giảm glucose huyết trầm trọng và không còn glycogen dự trữ ở gan vào 45 giờ sau khi sanh. Nếu nuôi ở nhiệt độ 18 – 26oC, glycogen của gan chó đói bị triệt cạn trong vòng 12 giờ sau khi sanh, còn chó sơ sinh được cho bú thì glycogen gan vẫn còn cho đến 24 giờ sau khi sanh. Triệt cạn glycogen gan là do sự run cơ để duy trì thân nhiệt sau khi sanh. Trong những giờ đầu sau khi sanh, cơ thể chó con dùng năng lượng từ glycogen của cơ thông qua tiến trình run cơ. Khi glycogen cơ bị triệt cạn, cơ sẽ dùng glucose từ máu. Glucose từ máu là do thủy phân glycogen ở gan và tân tạo đường. Glycogen dự trữ ở gan chỉ chiếm khoảng 15% glycogen có sẵn trong cơ thể, do đó sự tân tạo đường phải xảy ra để tránh giảm thân nhiệt và tránh xáo trộn não bộ. Những yếu tố làm chó con bị đói và giảm glucose huyết thường xảy ra ngay sau khi sanh và bao gồm: không cố định vú mẹ của mỗi chó con nhất là chó con nhỏ vóc, stress do lạnh, không bú được, bệnh đường tiêu hóa, glycogen dự trữ thiếu, khả năng tân tạo đường của chó con và khả năng tạo sữa của chó mẹ không cao.

3  Lipid dự trữ

Lượng mỡ ở chó sơ sinh rất thấp (1 – 2%) và thiếu mỡ nâu. Tế bào mỡ nâu có thể có ở thú hữu nhũ sơ sinh, thú ngủ đông hoặc thú thích nghi với lạnh. Màu nâu của mỡ là do bởi nhiều mạch máu đi đến và nhiều sắc tố. Dưới kính hiển vi, tế bào mỡ nâu có hình dạng khác với tế bào mỡ trắng. Chúng có kích thước nhỏ, nhiều tế bào chất và ty thể. Tế bào mỡ nâu tạo nên nhiệt qua một tiến trình gọi là ‘tạo nhiệt không run cơ’. Thay vì phóng thích acid béo vào máu giống như tế bào mỡ trắng, tế bào mỡ nâu oxyt hóa acid béo trực tiếp để giải phóng năng lượng.

Trên gia súc, mô mỡ nâu hiện diện lúc sơ sinh để làm ấm cơ thể thì hiếm khi tồn tại lâu dài. Chó sơ sinh chỉ có một ít mô mỡ nâu, do đó cần giữ ấm chó con bằng cách úm. Mô mỡ nâu có thể tồn tại khi chó 3 tuần tuổi và mất dần. Nơi mà mô mỡ nâu hiện diện (vùng ức, vai) sẽ phát triển thành mô mỡ trắng sau đó. Tuy nhiên, mô mỡ trắng không thể biến đổi ngược lại thành mô mỡ nâu.

Ngoài ra, 45 – 50% mỡ cơ thể lại ở dưới dạng phospholipid và ở dưới dạng tham gia cấu trúc cơ thể, do đó rất ít năng lượng có sẵn từ mỡ này. Đối với dòng chó cơ bắp bẩm sinh hay lai chọn lọc ra những dòng chó cơ bắp thìc chó con còn ít mỡ dự trữ hơn nữa (Herpin và ctv, 1993). Ngoài ra, khi thai tăng trưởng chậm do chó mẹ kém dinh dưỡng hay do nhau thai nhỏ, lượng chất béo trong cơ thể chó sơ sinh thường giảm, còn lượng glycogen dự trữ lại không bị ảnh hưởng.

Sự sử dụng mỡ dự trữ trong lúc chó đói cũng thấp vì người ta thấy rằng acid béo tự do trong huyết tương rất thấp và mỡ dự trữ chỉ đóng góp 10% trong lượng nhiệt được tạo lúc đói. Thí nghiệm ở Đại học Georgia của Hoa Kỳ cho thấy sự tích lũy mỡ được điều hòa bởi tuyến yên của thai; kích thích tố insulin làm tăng tạo mỡ và kích thích tố tăng trưởng làm tăng thoái hóa mỡ. Tuy nhiên, sự thiếu hụt lượng mỡ dự trữ sẽ làm chó sơ sinh dễ mất glycogen dự trữ vì cơ thể dùng nhiều glycogen.

 

Dị ứng thực phẩm/thức ăn và chứng nhạy cảm thức ăn ở Chó (P1)

Dị ứng thực phẩm/thức ăn và chứng nhạy cảm thức ăn ở Chó

Dị ứng thực phẩm và nhạy cảm thức ăn là gì?

(Thịnh Hưng: nói dễ hiểu là cơ thể của chó không chịu được một số loại chất trong thức ăn)

Dị ứng là một triệu chứng không dễ chịu chút nào đối với bất cứ ai trong chúng ta, nhưng đối với các chú cún thì còn khó chịu hơn nhiều bởi chúng chẳng thể nói ra và cũng không hiểu vì sao mình lại bị bệnh. Dị ứng thức ăn hay còn gọi là nhạy cảm thức ăn được gây ra bởi sự phản ứng của cơ thể đối với một chất đặc biệt nào đó. Đôi khi thuật ngữ này dùng để diễn tả phản ứng ngược của cơ thể đối với thức ăn, hoặc phản ứng bất thường của cơ thể đối với một số loại thực phẩm/chất phụ gia nào đó.

Có 2 cấp độ phản ứng ngược của cơ thể: Một loại do hệ miễn dịch gây ra (thường được gọi là dị ứng thực phẩm); và loại kia không liên quan đến các yếu tố miễn dịch (thường được gọi là chứng nhạy cảm thức ăn – không chịu được một số loại thức ăn nào đó).

Nguyên nhân bị dị ứng thực phẩm/nhạy cảm thức ăn

Cơ thể chó phải mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm mới phát triển được cơ chế dị ứng phản vệ đối với một số loại thực phẩm nào đó. Tuy nhiên, một khi đã bị dị ứng với một loại thực phẩm nào thì hầu như lúc nào cơ thể chó cũng sẽ có những phản ứng tiêu cực đối với thực phẩm đó. Các phản ứng dị ứng ở chó thông thường có liên quan đến những thực phẩm có hàm lượng protein cao – chú yếu là thực phẩm có nguồn gốc từ thịt.

Thức ăn: Những loại thức ăn thường gây dị ứng ở chó là thịt bò, sữa và bột mì.

Bị dị ứng sau khi bị tổn thương: Chó sau khi bị viêm, nhiễm, sau phẫu thuật hay sau quá trình điều trị một loại bệnh nào đó gây hư hại hệ thống tiêu hoá và từ đó sinh ra chứng dị ứng thức ăn.

Độ tuổi: Chó ở mọi độ tuổi đều có thể bị dị ứng

Dòng chó: Một số dòng chó có vẻ dễ bị dị ứng thực phẩm hơn những dòng khác. Đó là các dòng chó: chó sục trắng cao nguyên miền Tây (West Highland White terriers), chó cocker Tây Ban Nha (cocker spaniels) và giống chó săn Irish setters

Phần 2: Làm sao biết chó bị dị ứng thức ăn và cách phòng ngừa

Dịch và biên tập bởi Thịnh Hưng

Nguồn: http://www.hillspet.com

Thuốc xổ giun cho cún

HỎI: Cún nhà em thuộc loại chihuahua lông dài được 1.5 năm tuổi rồi. Nay cần mua thuốc gì đó trộn vào cơm cho em nó ăn để tẩy giun và sổ lãi. Ai có tên thuốc cho em xin ạ. Tks các bác nhiều lắm. Mỗi lần đem đi tiêm nó sợ la làng cào cấu um sùm em tội nghiệp quá nên mua thuốc cho uống thôi ạ.

Thuốc xổ giun sán cho chó mèo thông dụng

Dạng tiêm:

Ivermectin 0,25% (Lưu ý là có loại 1% thường dùng cho heo bò, ở chó thì dùng loại 0,25% để dễ tiêm)

Ivermectin là dạng thuốc xổ giun sán dạng tiêm phổ biến nhất. Đặc biệt của Ivermectin ngoài diệt được các loại giun sán thông dụng (giun tròn, giun móc, giun phổi…) còn diệt được bọ chét, ve chó. Nên mới có tên là “phòng và trị nội ngoại ký sinh trùng”

11

20

Cái này là ivermectin 1% hàng ngoại nhập

Levamisol

Levamisol là thuốc gì?

Levamisol là loại thuốc xổ giun sán thường dùng cho chó mèo và cả heo bò gà. Levamisol là dạng thuốc xổ giun sán phổ thông, ít độc, giá cả trung bình. Levamisol dạng tiêm ít phổ biến hơn Ivermectin. Thường là dạng bột trộn thức ăn.

levamisole

Dạng bột trộn thức ăn:

Ivermectin

Ngoài dạng dung dịch tiêm, bây giờ người ta cũng đã làm dạng bột trộn thức ăn ivermectin

Levamisol (dạng bột trộn)

Levamisol dạng bột trộn, dùng xổ giun sán rất phổ biến. Levamisol dạng tiêm thì ít thấy. Levamisol ít độc với gia súc, diệt được các loại giun sán phổ thông, giá lại rẻ nên rất phổ biến trong ngành chăn nuôi thú y. Levamisol lỡ dùng quá liều x2 cũng không gây chết. Nhưng các bạn nhớ là khi xài phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về liều dùng.

Menbendazole – Nếu không mua được những loại thuốc kể trên thì mua Fugacar về dùng nhé!

fugacar

Fencare Safety của Virbac sản xuất

 Đây là một dạng thuốc tốt, an toàn cho gia súc, sử dụng quá liều cũng không gây độc. Nhưng giá cao và khối lượng bột thuốc trên 1 liều nhiều quá.

thuốc xổ giun sán lãi

Một số chú ý:

Bản thân các loại thuốc phòng và trị giun sán bây giờ là tiêu diệt giun sán (chứ không phải xổ ra theo nghĩa đen đâu nhé!) nên ít nhiều đều có độc tính. Nên phải đọc kỹ liều dùng hoặc hỏi người có chuyên môn thú y. Khi dùng đúng liều, đúng thuốc thì rất an toàn. Xổ giun sán cho chó nên làm định kỳ có thể 1 năm hay 6 tháng (nếu là chó nhà, ăn chín, không ăn bậy), nếu hay thả rong ăn lung tung dưới đất, ngoài đường thì nên là 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần.

Giun sán ngoài việc hút chất dinh dưỡng trong đường ruột, đặc biệt giun tim và giun phổi khi có số lượng giun quá nhiều thì không thể xổ giun theo cách thông thường được. Bởi vì khi số lượng giun quá nhiều, nếu tiêm thuốc vào, giun chết đồng loạt sẽ làm nghẹt động mạch tim, phổi làm chó chết và độc tố từ giun phóng thích ra quá nhiều cũng làm… chó chết Trong trường hợp này 1 là phẫu thuật gắp giun ra, 2 là tiêm đưa thuốc từ từ nhiều lần để giun chết từng phần 1.

Vài kinh nghiệm chia sẻ, xin cảm ơn đã dành thời gian đọc!